Hẵn trong mỗi chúng ta đểu có những kỉ niệm dù là thực tế hay qua phim ảnh về những chiếc giường cổ xưa bằng gỗ hay bằng tre với thanh giường hay còn gọi là vạt giường bằng tre hay gỗ. Dần phát triển hơn, những thanh này được tấm nệm che phủ lên, tuy nhiên không ít người trong chúng ta cũng từng 1 lần rơi vào hoàn cảnh dở khóc dở cười khi những đứa trẻ đang nô đùa thì “ rắc rắc…” vạt giường gẫy làm đôi.
Có 2 cách để chúng ta tránh tình trạng này.
Thứ nhất: đầu tư một chiếc giường sang trọng, lịch thiệp bằng gỗ quý, gỗ cao cấp, những chiếc giường này được các đại gia sử dụng nhiều nhằm thể hiện đẳng cấp trong tiêu sài, nhưng trên thực tế thì những vật dụng từ gỗ nhóm 1 thì dường như bị cấm, và trên hết nó là một phần tác nhân gây phá rừng bữa bãi gây thiệt hại nghiêm trọng về biến đổi khí hậu.
Thứ hai: Sử dụng những loại sản phẩm thay thế cho vạt giường bằng gỗ với tính năng chịu lực cao hơn, chính vì vậy mà ván ép đồng hướng hay còn gọi là ván ép LVL ra đời. Ứng dụng thực tiến của loại sản phẩm này thực sự làm thay đổi ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp gỗ trên toàn thế giới nói chung.
Sơ lược về ván ép đồng hướng, để tìm hiểu sâu hơn và hiểu kĩ hơn bài viết này, chúng tôi rất mong các bạn hãy dành thời gian để đọc qua một chút về cấu tạo của ván ép qua bài viết:
Sau khi đọc bài viết về cấu tạo của ván ép chắc hẳn chúng ta có phần nào kiến thức cơ bản về loại sản bình dân nhưng lại vô cùng sáng tạo và độc đáo này.
Ván ép đồng hướng cũng có quy trình sản xuất giống như các loại ván ép khác, duy có sự khác biệt là lớp ván được xếp chồng lên nhau đồng hướng, cùng chiều nhằm tăng độ chịu lực cho thành phẩm.
Quy trình được gói gọn trong 5 bước cơ bản:
Bước 1: Lạng nguyên liệu, sấy ván lạng – Cây gỗ được bóc ra thành các bản theo quy cách mà mình muốn ép sau đó đưa qua máy sấy hoặc phơi tùy vào điều kiện thời tiết từng khu vực.
Bước 2: Phân loại, tráng keo và xếp ván lạng – Các lớp ván lạng lần lượt được tráng keo sau khi phân loại, sau đó xếp chồng lên nhau theo cùng 1 hướng, cùng 1 chiều để tạo ra ván ép đồng hướng.
Bước 3: Ép định hình: Ép định hình là bước ép nguội nhằm đưa các tấm ván ép vào khuôn khổ, không bị xê xích, và có thể hiệu chỉnh trước khi ép nóng. Phần đa bước này bị cắt bỏ nhằm tăng công suất đối với những doanh nghiệp sản xuất ván ép giá rẻ.
Bước 4: Ép nóng và cắt: Sau khi ép định hình, tấm ván sẽ được ép nóng nhằm gia nhiệt làm khô keo, làm các lớp ván ép được liên kết chặt chẽ, keo ép sau khi chết tạo nên một lực liên kết rất lớn, khó có thể phá vỡ. Sử dụng cưa để cắt thành phẩm.
Bước 5: Trám chét và đóng gói: Công đoạn xử lý nguội này cũng khá mất thời gian vì muốn tấm vạt được đẹp thì công đoạn này như một người phụ nữ được trang điểm vậy.
Ý nghĩa của ván ép đồng hướng LVL
- Ván ép đồng hướng ra đời là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử ngành gỗ bởi nó mang lại một sản phẩm có tính đàn hồi, chịu lực cao mà các loại gỗ tự nhiên không thể có được.
- Với một mức chi phí rất rẻ, chúng ta có thể sở hữu những sản phẩm có độ bền, độ an toàn cao khi sử dụng.
- Việc sử dụng ván ép đồng hướng vào làm vạt giường, nẹp cửa hay pallet là một bước tiến trong việc bảo vệ rừng nguyên sinh khi chúng ta chỉ cần sử dụng nguyên liệu gỗ trồng ngắn hạn để sản xuất lên những sản phẩm cho phẩm chất sản phẩm tốt như những loại gỗ quý.
- Một số hình ảnh về ứng dụng của ván ép đồng hướng trong xây dựng nhà dân dụng